Tiến hành với công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí như Keyword Planner, Google Suggest. Hay các công cụ nghiên cứu từ khoá trả phí như Ahrefs Keywords Explorer, Keyword IO,… Qua bước này biết người dùng đang search gì ở ngành của bạn. Bạn sẽ cần quan tâm đến các khái niệm như: Từ khoá SEO là gì? Ý định tìm kiếm (Search Intent/ User Intent)? LSI Keywords (Từ khoá ngữ nghĩa)?
2. Lựa chọn từ khóa
Từ các từ khoá nghiên cứu được từ ngành hàng, bạn cần lựa chọn những từ khoá SEO. Đây là những từ khoá phục vụ cho chiến lược SEO trong 3 tháng/ 6 tháng hoặc 10 tháng để có thể đạt hiệu quả SEO nhanh nhất, tiết kiệm nhất.
3. Triển khai bài viết
Xây dựng bài viết chuẩn SEO để dần định hình chủ đề chuyên môn của Website. Bạn cần vừa xây dựng bài viết với nội dung hay, bổ ích với người dùng, vừa phù hợp với tiêu chí Google. Nếu không Google hay kết quả tìm kiếm sẽ đào thải những nội dung không phù hợp.
4. Tối ưu ON-PAGE
Tối ưu Onpage là xây dựng nội dung để cải thiện thứ hạng của bạn. Điều này liên quan đến việc kết hợp từ khóa vào các trang và nội dung của bạn, viết nội dung chất lượng cao thường xuyên, đảm bảo thẻ meta và tiêu đề của bạn có nhiều từ khóa và được viết tốt. Nếu Content là máu của website thì Onpage chính là cơ thể của Website.
5. Tối ưu OFF-PAGE
SEO Offpage là việc tối ưu hóa trang web của bạn, chẳng hạn như kiếm các liên kết ngược. Phần này của phương trình liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ và tạo nội dung mà mọi người muốn chia sẻ. Mặc dù cần rất nhiều công việc, nhưng nó không thể thiếu để thành công trong SEO. Offpage điển hình nhất mà chúng ta biết đến chính là Backlink.
6. Tìm kiếm traffic
Tìm kiếm traffic ở đây bao gồm cả traffic từ website khác vào nhà, lẫn di chuyển từ page này sang page khác. Nguồn traffic bạn có thể kiếm được là từ Organic, PPC, Social,… Ở đây bạn sẽ thấy SEO đã có liên quan tới Ads.
7. Kiểm tra và Tối Ưu
Có thể kiểm soát bằng nhiều công cụ nhưng đừng quên rằng Google cung cấp ngay 2 công cụ miễn phí. Đó là Google Search Console và Google Analytics. Chúng là công cụ được Google theo dõi ngay trên website và trả về những báo cáo chính xác nhất. Từ đó, ta biết được cách Google hiểu website mình cũng như phân tích hành vi người dùng trên website. Cuối cùng, từ các số liệu hãy đưa ra giải pháp để cải thiện và phát huy. Và quy trình sẽ lập lại cho đến khi chúng ta đạt đạt được mục tiêu.